Lakshmi (Cát Tường Thiên Nữ) trong đạo Phật[2] Lakshmi

Xem thêm: Kichijōten

Thần Lakshmi thông qua quá trình tiếp biến văn hóa đã trở thành Cát Tường Thiên nữ (吉祥天女) của Phật giáo, bà còn có tên khác là Công Đức Thiên (功徳天) hay Thiện Nữ Thiên (善女天).

Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Dược Sư, Nhật Bản

Phật giáo Nhật Bản gọi bà là Kichijōten (吉祥天), một trong Thất Phúc Thần.

Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Tịnh Lưu Ly, Nhật Bản

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, ghi lời của Bà Công Đức Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên nói và tự giới thiệu với đại chúng trong pháp hội: “Nơi phía Bắc có núi Tu di, ở giữa núi có vị Thiên chủ là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, làm chủ một kinh thành tên A-Ni Mạn Đà; giữa thành có một công viên tên là Công Đức Hoa Quang; trong công viên ấy lại còn có một khoảng vườn nữa rất sung túc tên là Kinh Tràng, vì công viên có lối kiến trúc bằng bảy thứ ngọc báu rất tốt, đó là chỗ của Thiện Nữ Thiên thường cư trú.Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, thị hiện đứng trong hàng chư Thiên phát nguyện hành Bồ tát đạo, là một trong những vị Hộ pháp hộ trì cho những ai phát tâm thực hành hạnh nguyện Bồ tát lợi tha ở cõi ta bà này.